Kích Thước Khổ Giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7
Giấy A4, giấy A3,… là các khổ giấy có kích thước quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kích thước chính xác cũng như tiêu chuẩn thực sự của các khổ giấy này. Để lựa chọn được khổ giấy phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như đảm bảo được tính thẩm mỹ và hạn chế lãng phí giấy, việc tìm hiểu kích thước và tiêu chuẩn khổ giấy là vô cùng quan trọng Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Carton Zador tìm hiểu một số thông tin cần biết về kích thước khổ giấy trong in ấn.
Mục lục bài viết
1. Kích Thước Của Các Khổ Giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5 Như Thế Nào?
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thị trường sản xuất giấy đã cho ra đời nhiều khổ giấy khác nhau bao gồm các khổ giấy A, B và C. Trong đó, khổ giấy A là khổ giấy được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Với các khổ giấy A như: A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7,… kích thước giấy được xác định chi tiết như sau:
Cỡ giấy | Kích thước theo mm | Kích thước theo cm | Kích thước theo inches |
A0 | 841 × 1189 | 84,1 x 118,9 | 33,1 × 46,8 |
A1 | 594 × 841 | 59,4 x 84,1 | 23,4 × 33,1 |
A2 | 420 × 594 | 42 x 59,4 | 16,5 × 23,4 |
A3 | 297 × 420 | 29,7 x 42 | 11,69 × 16,5 |
A4 | 210 × 297 | 21 x 29,7 | 8,27 × 11,69 |
A5 | 148 × 210 | 14,8 x 21 | 5,83 × 8,27 |
A6 | 105 × 148 | 10,5 x 14,8 | 4,1 × 5,8 |
A7 | 74 × 105 | 7,4 x 10,5 | 2,9 × 4,1 |
A8 | 52 × 74 | 5,2 x 7,4 | 2,0 × 2,9 |
A9 | 37 × 52 | 3,7 x 5,2 | 1,5 × 2,0 |
A10 | 26 × 37 | 2,6 x 3,7 | 1,0 × 1,5 |
A11 | 18 × 26 | 1,8 x 2,6 | |
A12 | 13 × 18 | 1,3 x 1,8 | |
A13 | 9 × 13 | 0,9 x 1,3 |
Kích Thước Khổ Giấy A0
Trong các khổ giấy A, A0 là khổ giấy có kích thước lớn nhất với chiều rộng và chiều dài lần lượt là 841mm và 1189mm. Loại giấy này thường phục vụ cho lĩnh vực thiết kế xây dựng hoặc đồ họa. Ngoài ra, giấy A0 cũng được dùng để làm các loại bookmark, postcard hay trang trí báo tường…. hoặc sử dụng để vẽ các tác phẩm nghệ thuật, tranh trưng bày,…
Kích Thước Khổ Giấy A1
Chiều rộng và chiều dài của khổ giấy A1 lần lượt là 594mm và 841mm. Đây là khổ giấy có độ phổ biến tương đối thấp với kích thước tương đương ½ khổ A0. Giấy A1 hiện nay thường được sử dụng trong thiết kế in ấn, quảng cáo, poster,…. và thường ít phổ biến trong văn phòng.
Kích Thước Khổ Giấy A2
So sánh với 02 khổ giấy A0 và A1, khổ giấy A2 sẽ bằng 1/4 so với giấy A0, và bằng một nửa khi so với A1. Kích thước cụ thể của A2 là 420x594mm. Đây là khổ giấy thường được sử dụng để in lịch và poster. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để in ấn trong các lĩnh vực như vẽ nghệ thuật, tài liệu kinh doanh,…
Kích Thước Khổ Giấy A3
A3 là khổ giấy tương đối quen thuộc và được sử dụng phổ biến với kích thước tiêu chuẩn là 297x420mm. Đây là một trong 02 khổ giấy được sử dụng phổ biến ở văn phòng, trường học,….Đặc biệt được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực in ấn và đồ họa.
Kích Thước Khổ Giấy A4
A4 là kích thước khổ giấy thông dụng nhất thế giới có kích cỡ tiêu chuẩn là 210x291mm. Với kích cỡ vừa phải, không quá lớn cũng không quá nhỏ, khổ giấy A4 được xem là kích thước lý tưởng để sử dụng trong việc in ấn các loại văn bản, tài liệu, in ảnh office,…
Kích Thước Khổ Giấy A5
Bên cạnh các khổ giấy như giấy A4, A3 thì giấy A5 cũng là khổ giấy được sử dụng khá phổ biến trong khối văn phòng. Đặc biệt đối với việc in ấn các loại tờ rơi, hóa đơn,…. Kích cỡ cụ thể của loại giấy này là 148x210mm.
Kích Thước Khổ Giấy A6
A6 là khổ giấy có kích thước rất nhỏ với kích cỡ tiêu chuẩn là 148x105mm. Khổ giấy này thường được sử dụng để in ấn bưu thiếp hoặc tờ rơi kích cỡ bé.
Kích Thước Khổ Giấy A7
Khổ giấy A7 có kích thước tiêu chuẩn là 74x105mm. Đây là khổ giấy được sử dụng trong lĩnh vực quảng cáo và truyền thông với các tờ rơi kích thước bé, nhãn dán, thiệp mời hoặc vé vào cổng,….
2. Tại Sao Cần Tìm Hiểu Kích Thước Khổ Giấy?
Tìm hiểu kích thước khổ giấy là bước quan trọng để việc lựa chọn khổ giấy được phù hợp với nhu cầu và tối ưu hiệu quả sử dụng. Hiện nay, mỗi loại giấy trên thị trường đều có một kích thước tiêu chuẩn khác nhau tương ứng với chiều dài và chiều rộng của khổ giấy. Do đó, khi hiểu rõ về kích thước khổ giấy, bạn sẽ đảm bảo:
- Lựa chọn được loại giấy phù hợp: Gắn với từng mục đích sử dụng mà yêu cầu về khổ giấy sẽ có sự khác nhau, chẳng hạn: giấy để in văn bản, giấy dùng để vẽ, giấy để in hoá đơn,….
- Chuẩn hóa quốc tế: Để đảm bảo sự đồng bộ, khả năng lưu thông toàn cầu cũng như sự tương thích với các thiết bị in ấn, kích thước khổ giấy đã được chuẩn hoá quốc tế và tương thích ở các quốc gia khác nhau.
- Thiết kế và sáng tạo: Thông số kích thước khổ giấy giúp bạn định hình và nắm rõ được toàn bộ diện tích giấy mà bạn sẽ sử dụng. Điều này đảm bảo “không gian” để bạn có thể thỏa sức thiết kế, sáng tạo ý tưởng mà không bị cản trở hay làm mất hứng khi diện tích giấy không đủ để thể hiện.
- Tiết kiệm và hiệu quả: Sử dụng kích thước giấy phù hợp sẽ giúp bạn hạn chế lãng phí cũng như đảm bảo được tính thẩm mỹ cho nội dung trình bày. Nếu khổ giấy quá nhỏ, bạn sẽ không thể trình bày đủ và có thể phải bỏ đi hoặc chèn vào một tờ giấy khác. Ngược lại nếu quá to, sẽ khiến giấy lãng phí và chiếm nhiều không gian lưu trữ.
3. Tiêu Chuẩn Cần Biết Về Kích Thước Khổ Giấy
Đảm Bảo Tiêu Chuẩn Quốc Tế ISO 216
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216 được công bố lần đầu tiên vào năm 1922 bởi viện tiêu chuẩn Đức. Đây là tiêu chuẩn phổ biến và được sử dụng rộng rãi của hầu hết các loại khổ giấy hiện nay. ISO 216 phân loại các định dạng giấy dựa trên kích thước từ đó tạo ra một tiêu chuẩn quốc tế.
Trong đó, ISO 216 chia khổ giấy ra làm 3 loại A,B,C và các khổ này đều được sản xuất phải có hình chữ nhật. Mỗi loại lại có lịch sử hình thành khác nhau và được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, rất nhiều tổ chức quốc tế đã thống nhất sử dụng tiêu chuẩn này làm tiêu chuẩn chính về kích thước giấy.
Tiêu chuẩn Bắc Mỹ là một tiêu chuẩn về khổ giấy được định nghĩa dựa trên cơ sở các khổ giấy gốc là Letter, Legal, Ledger/Tabloid. Tiêu chuẩn này được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực in ấn và đồ họa tại Canada, Mexico và Hoa Kỳ. Trong đó, Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ tính tiêu chuẩn này theo đơn vị inch, và chia thành các kích thước trang giấy cụ thể là: 8,5×11, 11×17, 17×22, 19×25, 23×35 và 25×38.
4. Vai Trò Của Các Kích Thước Khổ Giấy
- Tiện lợi trong in ấn: Việc định hình kích thước khổ giấy theo một kích cỡ tiêu chuẩn sẽ giúp việc in ấn trở nên tiện lợi và đồng bộ hơn. Bởi hầu hết các loại máy in và máy photocopy hiện nay đều được thiết kế để sử dụng với các khổ giấy có kích cỡ chuẩn.
- Sử dụng phổ biến: Kích thước khổ giấy sẽ tạo ra một khuôn mẫu chung để áp dụng phổ biến ở hầu hết các khu vực. Đảm bảo các cơ sở in ấn hay chính khách hàng sẽ in tài liệu, văn bản dựa trên các kích thước khổ giấy này.
- Độ linh hoạt cao: Các khổ giấy khác nhau đều có sự liên kết về kích thước, cụ thể là khổ giấy đứng trước sẽ lớn gấp đôi khổ giấy đứng sau. Do đó, bạn có thể linh hoạt trong việc biến kích cỡ khổ giấy này thành loại kích thước khác.
- Nhiều phần mềm hỗ trợ in ấn: Có rất nhiều các loại phần mềm hiện nay được tạo ra để hỗ trợ in ấn với các loại giấy khổ A như Word, Excel, hay Autocad. Để sử dụng các phần mềm này, việc xác định kích thước của khổ giấy càng trở nên quan trọng để có thể lựa chọn đúng khổ giấy mà bạn mong muốn.
Bài viết trên đã thể hiện chi tiết kích thước các khổ giấy A trên thị trường. Hy vọng với thông tin này, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc chọn lựa giấy phục vụ nhu cầu thường ngày nhé! Trong trường hợp bạn cần một địa chỉ mua giấy uy tín, Zador luôn có trữ lượng lớn các loại giấy, đủ khả năng cung ứng mọi lúc mọi nơi cho khách hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ:
- Địa chỉ: 104/87N, Ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 094.9999.601
- Email: baobizador@gmail.com
- Website : https://zador.vn/